Thứ Sáu, 21 tháng 8, 2009

NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ MÃ SỐ - MÃ VẠCH

6. Thông tin Hỗ trợ doanh nghiệp


Trong 5 năm trở lại đây, người tiêu dùng Việt Nam nói chung và ở các thành phố lớn như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh... nói riêng đã có thói quen vào các siêu thị hoặc các Mini shop để xem, và mua sắm hàng hóa. Tại đây, mọi người đều có thể thấy một dãy số dưới một dãy vạch đậm nhạt dài ngắn khác nhau được in trực tiếp trên sản phẩm hoặc trên một tem dán phần ngoài bao bì đóng gói của sản phẩm.

Trong quản lý hàng hóa, người ta gọi dãy số và dãy vạch đó là mã số - mã vạch (MS-MV). Thế nhưng, không ít người tiêu dùng và doanh nghiệp còn chưa biết MS-MV là gì và vì sao phải in nó trên mỗi sản phẩm. Nội dung bài này nhằm hỗ trợ kiến thức cơ bản cho doanh nghiệp và người tiêu dùng về MS-MV của hàng hóa.


1. Mã số hàng hóa (Article Number Code) là ký hiệu bằng một dãy chữ số nguyên thể hiện như một thẻ để chứng minh hàng hóa về xuất xứ sản xuất, lưu thông của nhà sản xuất trên một quốc gia (vùng) này tới các thị trường trong nước hoặc đến một quốc gia (vùng) khác trên khắp các châu lục. Bởi vậy, mỗi loại hàng hóa sẽ được in vào đó (gắn cho sản phẩm) một dãy số duy nhất. Đây là một sự phân biệt sản phẩm hàng hóa trên từng quốc gia (vùng) khác nhau, tương tự như sự khác biệt về MS điện thoại. Trong viễn thông người ta cũng quy định mã số, mã vùng khác nhau để liên lạc nhanh, đúng, không bị nhầm lẫn.

· Cấu tạo mã số hàng hóa (MSHH): Đến nay, trong giao dịch thương mại tồn tại 2 hệ thống cơ bản về MSHH:

Một là, hệ thống MSHH được sử dụng tại thị trường Hoa Kỳ và Canada. Đó là hệ thống UPC (Universal Product Code), được lưu hành từ thập kỷ 70 của thé kỷ XX cho đến nay.

Hai là, hệ thống MSHH được sử dụng rộng rãi ở các thị trường còn lại của thế giới, đặc biệt là châu Âu, châu Á,...; trong đó phổ biến là hệ thống EAN (European Article Number). Trong hệ thống MSHH EAN có 2 loại ký hiệu con số: Loại EAN-13 và EAN-8.


+ Cấu trúc của EAN-13:

Mã số EAN-13 là 1 dãy số gồm 13 chữ số nguyên (từ số 0 đến số 9), trong dãy số chia làm 4 nhóm, mỗi nhóm có ý nghĩa như sau (xem hình 1):

Nhóm 1: Từ trái sang phải, ba chữ số đầu là mã số về quốc gia (vùng lãnh thổ)

Nhóm 2: Tiếp theo gồm bốn chữ số là mã số về doanh nghiệp.

Nhóm 3: Tiếp theo gồm năm chữ số là mã số về hàng hóa.

Nhóm 4: Số cuối cùng (bên phải) là số về kiểm tra



Ví dụ theo quy ước trên, số kiểm tra (C) có ý nghĩa về quản lý đối với việc đăng nhập, đăng xuất của các loại sản phẩm hàng hóa của từng loại doanh nghiệp.

Vậy xác định như thế nào?

Ví dụ: Mã số 8 9 3 3 4 8 1 0 0 1 0 6 - C:

Bước 1 - Xác định nguồn gốc hàng hóa: 893 là MSHH của quốc gia Việt Nam; 3481 là MS doanh nghiệp thuộc quốc gia Việt Nam; 00106 là MSHH của doanh nghiệp.

Bước 2 - Xác định C.

Cộng tổng giá trị của các số ở thứ tự lẻ bắt đầu được tính từ phải sang trái của dãy MS (trừ số C), ta có : 6 + 1 + 0 + 8 + 3 + 9 = 27 (1)

Nhân tổng của (1) với 3, ta có: 27 x 3 = 81 (2)




Cộng tổng giá trị của các số ở thứ tự chẵn còn lại, ta có :

0 + 0 + 1 + 4 + 3 + 8 = 16 (3)

Cộng giá trị (2) với (3), ta có : 81 + 16 = 97 (4)

Lấy giá trị của (4) làm tròn theo bội số của 10 (tức là 100) sát nhất với giá trị của (4) trừ đi giá trị của (4) ta có: 100 - 97 = 3. Như vậy C = 3.

Trong trường hợp này mã số EAN - VN 13 có MSHH đầy đủ là:

893 3481 00106 3

+ Cấu trúc của EAN - 8:

Về bản chất tương tự như EAN-13 chỉ khác là EAN-8 gồm 8 chữ số nguyên, tuỳ theo sắp xếp và lựa chọn các chữ số từ số 0 đến số 9 được chia làm 3 nhóm:

Mã số quốc gia: Gồm 3 chữ số đầu tiên (bên trái)

Mã số hàng hóa: Gồm 4 chữ số tiếp theo.

Mã số kiểm tra: Gồm 1 chữ số đứng cuối cùng. Nhận dạng số C cũng được tính từ 7 số đứng trước nó và cách tính cũng tương tự như EAN-13.

Cần lưu ý rằng, việc sử dụng EAN-13 hay EAN-8 là do Tổ chức EAN thế giới phân định. Sau khi EAN Việt Nam được cấp MS, các doanh nghiệp của Việt Nam muốn sử dụng mã số EAN-VN thì phải có đơn đệ trình là thành viên EAN-VN, sau đó đăng ký xin EAN-VN cấp cho MS cho đồng loại hàng hóa. Việc cấp đăng ký MS cho sản phẩm hàng hóa của doanh nghiệp Việt Nam do các tổ chức EAN-VN có thẩm quyền cấp và được EAN thế giới công nhận, được lưu trữ trong ngân hàng dữ liệu EAN thế giới.

2. Mã vạch hàng hóa

· Khái niệm về mã vạch (Bar Code): Là hình ảnh tập hợp ký hiệu các vạch (đậm, nhạt, dài, ngắn) thành nhóm vạch và định dạng khác nhau để các máy đọc gắn đầu Laser (như máy quét Scanner) nhận và đọc được các ký hiệu đó. Bằng công nghệ thông tin, các mã vạch này được chuyển hóa và lưu trữ vào ngân hàng Server.

· Mã vạch sẽ được trình bày kèm theo mã số và tập hợp thành những hình ảnh và ký tự số tạo nên thang số được gọi MS-MV hàng hóa (xem hình 2).

· Cấu trúc mã vạch: Mã vạch EAN-13 hoặc mã vạch EAN-8 là những vạch tiêu chuẩn có độ cao từ 26,26 mm đến 21,64 mm và độ dài từ 37,29 mm đến 26,73 mm.

· Cấu trúc mã vạch cũng do các tổ chức quốc gia về EAN quản lý và phân cấp đối với các doanh nghiệp.

Hình 2: Mã số - Mã vạch

3. Tiện ích khi các doanh nghiệp đăng ký MS-MV

Trong mỗi quốc gia, các doanh nghiệp, các nhà cung cấp sẽ thuận lợi khi quản lý, phân phối; biết được xuất xứ, nguồn gốc của mỗi loại sản phẩm.

Trong giao lưu thương mại quốc tế, các nhà sản xuất, các nhà cung cấp tránh được các hiện tượng gian lận thương mại, bảo vệ quyền lợi cho người tiêu dùng; sản phẩm hàng hóa có thể lưu thông trôi nổi toàn cầu mà vẫn biết được lai lịch của nó cũng như đảm bảo độ chính xác về giá cả và thời gian giao dịch rất nhanh.

Trong giao dịch mua bán, kiểm soát được tên hàng, mẫu mã, quy cách, giá cả xuất, nhập kho hàng không bị nhầm lẫn và nhanh chóng, thuận tiện.

Ở Việt Nam, Chính phủ đã giao cho Bộ Khoa học và Công nghệ là cơ quan quản lý nhà nước về EAN-VN. Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng là đại diện của EAN-VN và là thành viên chính thức của EAN quốc tế. Việc đăng ký và cấp MS-MV cho các doanh nghiệp để gắn trên các sản phẩm đều do cơ quan Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng quản lý, phân phối cho các tổ chức hợp pháp khác thực hiện hoặc cấp trực tiếp cho doanh nghiệp.

Đối với Việt Nam, đi theo MV là MS có 3 chữ số 893, Trung Quốc có mã số 690, Singapore có mã số 888, Vương quốc Anh có mã số 50, các quốc gia Bắc Mỹ thì đăng ký mã số (UPC) của Hoa Kỳ.

Ngoài những nguyên tắc cơ bản về MS-MV trình bày ở trên, cũng có những trường hợp ngoại lệ đối với một số sản phẩm hàng hóa: MS tập hợp trên 13 chữ số đi với MV không có độ cao, độ dài nêu trên mà dải phân cách MV dài hơn, ngắn hơn. Ví dụ như vật phẩm điện thoại di động hiện nay, MS-MV rất đặc trưng.

Đối với điện thoại di động, về MS, ta thấy có tới 15 chữ số mà chiều cao MV nhỏ hơn 10 mm. Biểu tượng MS-MV không in dán phía ngoài mà in dán phía trong máy. Ngoài ra cũng có một số vật phẩm khác có MS-MV không theo quy tắc trên nhưng vẫn đảm bảo các tiện ích cho doanh nghiệp và người tiêu dùng, được EAN quốc tế cho lưu hành.

http://my.opera.com/vuhau.vn/blog/index.dml/tag/6.%20Th%C3%B4ng%20tin%20H%E1%BB%97%20tr%E1%BB%A3%20doanh%20nghi%E1%BB%87p
(Theo tchdkh)

Thứ Ba, 18 tháng 8, 2009

Nguyên lý Chuyển động tròn của Hiệp Khí Đạo

Lần đầu tiên được Tổ sư Ueshiba trình diễn cho coi một vài thế Hiệp Khí Đạo, Gs.Tohei đã cho là một sự xếp đặt giả dối. Thật vậy, với những động tác nhẹ nhàng uyển chuyển chẳng khác những bước khiêu vũ, Tổ sư đã quật ngã tất cả các đệ tử xông vào tấn công Ngài. Nhưng sau đó, khi dùng hết mức bình sinh tấn công Tổ sư, chính ông đã bị quật ngã xuống chiếu mà chẳng biết mình bị phản công như thế nào. Nên nhớ lúc đó Gs.Tohei đã là một huyền đai Nhu Đạo.

Kỹ thuật là gì? Một cách tổng quát, ta có thể định nghĩa kỹ thuật là phương tiện để đạt được hiệu quả tối đa với một cố gắng tối thiểu.

Áp dụng trong Hiệp Khí Đạo (HKĐ) đó là sự dùng chính sức mạnh để làm cho địch thủ thất thế. Khi bị đẩy, môn sinh HKĐ di chuyển theo chiều hướng của sự tấn công rồi thêm uy lực của mình vào sức của địch. Bí quyết xử dụng sức mạnh của địch để chế ngự địch trong HKĐ, nằm trong nguyên tắc di chuyển hình vòng (Marui). Sự di chuyển theo đường thẳng gần như không có trong HKĐ. Hầu hết các động tác, dù là của tay, chân hoặc tất cả thân thể đều theo đường cong. Nguyên tắc di chuyển hình vòng đặt trên những căn bản khoa học vững chắc. Ta thử khảo sát sau đây.

I. ĐỘNG LỰC HỌC của CHUYỂN ĐỘNG TRÒN

Lấy thí dụ đòn thế Kote gaeshi: ta nắm lấy cổ tay của Uke và xoay tròn. Uke bị lôi cuốn theo và mất thăng bằng vì:

- Ta chiếm trung tâm và xoay ít trong khi Uke ở ngoại biên phải "chạy" nhiều.

- Uke chịu ảnh hưởng của lực hướng tâm và lực ly tâm. 2 lực này tỉ lệ với vận tốc quay và khó mà cân bằng với nhau được do sự hiện diện của những lực khác (lực cọ xát với mặt đất, lực do quán tính của địch thủ v.v...), do đó giúp bẻ gãy sự thăng bằng của Uke.

Theo sơ đồ sau đây, muốn thực hiện một sự di chuyển tròn hữu hiệu, Tori phải:

- Giữ một thế thăng bằng thật vững chắc.

- Cánh tay nắm cổ tay Uke không được bẻ quặp lại để Uke phải di chuyển nhiều.

- Xoay càng nhanh càng tốt.

Các môn võ gọi là "cương" thường tập trung năng lực vào một bộ phận của cơ thể: cạnh bàn tay, cùi chỏ, chân... Đòn thế mạnh mẽ, chuộng đường thẳng, lúc chạm vào người địch thủ chính là lúc kết thúc của đòn.

Trái lại, trong HKĐ, ngăng lực sinh ra do sự di chuyển của toàn thân quanh trục của trọng tâm. Sức mạnh của một cánh tay chẳng hạn, tất phải yếu hơn sức mạnh của toàn thân, đó là một điều rất dễ hiểu.

http://img27.imageshack.us/img27/6483/hinhtron.jpg


Thí dụ : Đòn thế Ude osae thực hiện dễ dàng và mạnh mẽ nếu dùng sức mạnh do sự xoay của hông.


http://img27.imageshack.us/img27/3447/hinh7707.jpg

Tóm lại, sự di chuyển hình vòng phát sinh ra một động năng rất lớn vì cho phép ta dùng một cách hữu hiệu trọng lực của thân hình. II. KAMAE

Nếu thân thể đang di chuyển hình vòng có thể so sánh với một bông vụ đang quay thì lúc nghĩ ngơi, ta phải giữ một tư thế trong đó thân hình có thể ví như một hình tứ diện đều. Tư thế này thoải mái, vững chắc nhất và cho phép di chuyển về mọi phương hướng một cách nhanh chóng nhất.


http://img171.imageshack.us/img171/6894/buocchan.jpg
III. TÍNH CÁCH NHU của CHUYỂN ĐỘNG VÒNG Gs. Tohei đã viết "Sức mạnh có giới hạn, nhưng những phương cách tránh sức mạnh thì vô số".

Không bao giờ một kỹ thuật HKĐ trực tiếp đối chọi lại sức mạnh của địch thủ. Trái lại môn sinh HKĐ di chuyển theo hình vòng và như thế hóa giải được sức tấn công mà không cần có sự tranh đua về sức mạnh. Một khi nắm vững được nguyên tắc này thì ta có thể hóa giải một sự tấn công từ bất cứ phương nào.
http://img100.imageshack.us/img100/3730/91868798.jpg

Lấy lại thí dụ: Shomen tsuki kote gaeshi ura khi Uke đấm vào bụng ta, ta sẽ xoay hông sang một bên để tránh sức mạnh của cú đấm. Sau đó ta rút chân kia về phía sau và tóm lấy cổ tay của Uke và hướng dẫn hắn vào một chuyển động hình vòng quanh trung tâm của ta. Đòn thế này là một thí dụ điển hình cho thấy sự dùng sức mạnh của địch thủ cộng với động năng của chính ta. Tuy nhiên, muốn được hữu hiệu, kỹ thuật này đòi hỏi sự chính xác và sự đồng thời với các chuyển động của địch. Vượt khỏi phương diện kỹ thuật, môn sinh HKĐ luôn luôn phải rèn luyện tâm trí để có thể "hiểu" địch thủ, hòa hợp với tâm trí của địch. IV. VÒNG CẦU ĐỘNG

Sự di chuyển vòng không giới hạn trong một mặt phẳng duy nhất. Trái lại, trong chiến lược HKĐ, ta có thể hướng dẫn sự tấn công của địch vào vô số các mạch hóa giải quanh trung tâm.

Các mạch này được chia một cách tổng quát thành 3 nhóm:
http://img9.imageshack.us/img9/1561/machngangmachthangdung.jpg

1. Mạch ngang: Shomen Tsuki kote gaeshi ura.

2. Mạch thẳng đứng: Kaiten nage.

3. Mạch xiên: Shomen uchi ude osae ura.

Sự thay đổi chiều hướng là một ưu điểm của sự di chuyển vòng.

Thật vậy, thân hình ta khi bước theo đường thẳng, phải ngừng lại trước khi thay đổi hướng đi (1) Trái lại trong chuyển động vòng, sự thay đổi chiều hướng được thực hiện một cách tự nhiên và liên tục trên 3 chiều. Thí dụ: đòn thế Shomen tsuki Irimi nage (2).
http://img23.imageshack.us/img23/5692/newofvongcaudong12.jpg:D::D:

Sự liên tục này giúp ta thực hiện kỹ thuật với một cố gắng tối thiểu vì ta không phải chống lại lực quán tính. Nếu phối hợp tất cả các mạch hóa giải căn bản, cùng hết thảy các đường xoắn và bán xoắn hóa giải trên diễn ra quanh trung tâm của ta, thành một hình ảnh duy nhất, kết quả sẽ là một vòng cầu, che chở lấy ta đối với bất cứ một hành động tấn công nào.

V. KOSHI NAGE

Kỹ thuật này dùng hông như một cái trục để xoay lật thân hình người khác theo một cố gắng quăng nó xuống đất. Sự tập trung sức mạnh ở hông để nhấc Uke khỏi mặt đất rất đặc sắc của nền võ thuật Nhật Bản và trực tiếp dẫn xuất từ khái niệm về trung tâm Hara.

VI. UKEMI

Tính cách vòng cầu được nêu rõ ở đây.

"Vòng cầu vẫn được các vị Tổ sư các môn võ xưa kia coi như một hình ảnh toàn vẹn nhất. Nó không có những góc cạnh nhô ra mà trái lại, nó còn có tính cách linh động bởi vì bề mặt cong của nó có thể tiếp xúc được với tất cả các mặt, ở đâu nó cũng lăn được một cách tự nhiên..."

Khi lăn ra trước hay té ngửa ra sau, ta lăn tròn như một quả bóng thì ta sẽ lấy lại được thế thăng bằng đứng mà không chịu một sự tổn thương nào.

VII. IRIMI

Irimi là một hình thức rất đặc sắc của kỹ thuật HKĐ trong đó ta tiến thẳng vào đường tấn công của địch nhưng vẫn không cưỡng lại trực tiếp sức mạnh của địch. Hầu hết các đòn thế HKĐ có 2 hình thức: Irimivà Tenkan.

- Irimi: ta di chuyển thẳng vào chiều hướng nghịch lại hướng của sức mạnh của địch.

- Tenkan: ta xoay người ta và lôi cuốn theo thân hình của địch.

Thí dụ: Kata te tori, Shiho nage.

NGUYÊN TẮC VÒNG CẦU và SỰ RÈN LUYỆN NỘI TÂM

Tầm quan trọng lớn lao của sức mạnh tinh thần đã cho HKĐ một sắc thái đặc biệt. Muốn đạt được một trình độ kỹ thuật khả quan, môn sinh HKĐ không thể không biết đến các khái niệm trừu tượng. Chính các khái niệm này bao hàm nguyên tắc vòng cầu trong việc thực hành.

Một tòa nhà nguy nga đến đâu, nếu không có nền móng vững chắc, tất phải sụp đổ. Tương tự thế, sự di chuyển hình vòng trong kỹ thuật HKĐ đòi hỏi một trung tâm vững chắc. Khái niệm về nhất điểm ở bụng dưới rất quan trọng trong võ học Đông phương. Nhất điểm chính là trọng tâm của thân thể và được cho là giao điểm của tinh thần và thể xác. Tập trung tư tưởng vào Nhất điểm là đạt được đến sự hợp nhất của trí và thân mà có thể phát sinh một sức mạnh kỳ diệu.

Sức mạnh này trong HKĐ gọi là "Khí". Khi đặt căn bản của HKĐ trên Ki, Tổ sư Ueshiba đã đạt được chiến thắng tuyệt đối trong sự bất bạo động. Thật vậy, Ki là sức mạnh của thiên nhiên, sinh lực của vũ trụ. Như thế, mọi hành động, gây hấn đều đi ngược lại các định luật của thiên nhiên và luôn luôn phải thất bại.

"Hiệp khí" có nghĩa là ta phải dung hòa, phải "hiểu" đối phương. Một khi đã "hiệp" với đối phương rồi thì không còn địch thủ, không còn hận thù.

Sự áp dụng triệt để nguyên tắc vòng cầu đã cho kỹ thuật HKĐ một sắc thái đặc biệt: đòn thế uyển chuyển rất đẹp mắt, tuy nhiên không hề sút kém về phương diện mạnh mẽ và hiệu lực. Hơn nữa, khi sáng lập môn phái Hiệp Khí Đạo, Tổ sư Ueshiba đã vượt qua khỏi phương diện võ thuật thuần túy. Ngài đã cho chúng ta một con Đường, một "ĐẠO" làm người.

Trích trong nội san Hiệp khí đạo 1972
theo aiki-viet.com.vn
http://thegioivothuat.net/?m=news&c=41&id=567

Thứ Sáu, 7 tháng 8, 2009

Bài Chòi

Miền Bắc có làng Quan họ, Bình Định quê tôi có làng Bài chòi - mà Bạn Bầu Dắt ở Gò Bồi (nơi nhà thơ Xuân Diệu lớn lên trong thời thơ ấu) là hình ảnh tiêu biểu mang đậm tính dân gian. Cắc rụp cắc/ Bạn Bầu Dắt/ Xài bạc cắc/ Hát lại hay/ Ai mời cũng tới”.

Đó là câu nói có vần của người dân Bình Định. Người dân quê hễ nghe tiếng trống, tiếng sanh là họ biết ngay có cuộc vui. Họ mê hát bội, bài chòi vì lẽ rất giản đơn: đó là món ăn tinh thần rất gần gũi, mộc mạc như chuyện ăn cơm với cá của dòng sông quê hương. Gò Bồi là tiểu thị trấn ven sông Hà Thanh, tên chữ là Tùng Giản thuộc xã Phước Hòa, huyện Tuy Phước. Làng tôi đẹp như cô gái vùng sông nước lặng lẽ, mộc mạc nhưng đầy sức sống, luôn rạo rực một niềm yêu văn nghệ, hát bội, bài chòi. Tình yêu ấy đã thai nghén và sinh ra nhiều hình thái. Tượng trưng nhất là Bạn Bầu Dắt. Đó là gánh bài chòi mang đậm tính dân dã. Nói là gánh hát thì quá to, thật sự họ chỉ là những anh chị em ngư dân, nông dân yêu văn nghệ tự tập họp mà thành. Nếu chỉ nói về phương diện tinh thần, họ xứng đáng tượng trưng cho làng văn nghệ quê tôi - Gò Bồi “làng bài chòi”.

Đó có thể là những người dân sống trong xóm Lò Rèn nghèo nàn mà cả xóm chưa có một mái ngói nào dù nhỏ, toàn là những căn nhà lụp xụp, phải dùng chữ “chòi tranh cột sậy” mới đúng. Thế mà ẩn tàng trong cái nghèo nàn đó, chất văn nghệ ở họ lại rất phong phú, lời ca tiếng nhạc luôn vang vọng. Về đêm, nhất là những đêm trăng, họ tập trung trước nhà “Nghĩa”- là nơi người trong xóm tập họp để bàn bạc việc làng, việc ma chay - trên khoảng sân rộng chừng năm chục mét vuông vừa đủ chỗ cho người trong xóm ngồi họp. Sân hát của Bạn Bầu Dắt đấy! Họ thường hát những khúc dân ca, bài chòi, tập dượt tuồng tích. Cái gánh hát tự phát trông lỏng lẻo nhỏ nhoi là thế mà hầu như đêm nào cũng tổ chức hát, lưu diễn nhiều nơi. Khó mà biết được gánh hát có từ khi nào vì khi lớn lên tôi đã nghe, đã thấy họ diễn tuồng rồi. Phong trào văn nghệ dân gian đó đến nay vẫn còn, có lẽ đã tồn tại khoảng hơn một trăm năm.
Nhà thơ Xuân Diệu - người con của quê hương Gò Bồi - đã viết về bài chòi qua ký ức tuổi thơ mình:“... Và trên đà hồi tưởng, tôi thấy tôi với em tôi chen chúc, nghe hò bài chòi ngày Tết ở làng Văn Quang. Làng nhỏ, chợ nhỏ, đồng bào rất hiền lành, anh hô bài chòi cũng hiền. Khi ở trên các chòi dựng bằng tre, leo kheo, có người trúng “tới” và báo bằng tiếng mõ cốc cốc rằng mình được ván bài, thì anh hô, một tay đỡ cái khay đựng tiền, một chân đá lên làm ngựa, một tay ra hiệu quất roi ngựa trịnh trọng xướng:“Vâng lệnh làng đỡ lấy khay tiền/Lên tráng mã cấp cờ đệ nhất” (hoặc đệ tứ, đệ ngũ...). Theo nhịp trống cắc cụp cắc, trẻ con chúng tôi học mót đoạn được đoạn không...”
Hoặc với câu hát:
Anh nguyện cùng em, chợ Giã cho chí Cầu Đôi
Nguyền lên Cây Cốc, vạn Gò Bồi giao long.
Cũng hình ảnh ấy đã đi vào bài thơ của Xuân Diệu trong bài “Đêm ngủ ở Tuy Phước” có đoạn:
Nghe bài chòi cụp cắc ở chợ tết Văn Quang
(*)
Ôm cái cột đình, rồng lượn
Khó mà biết được gánh hát có bao nhiêu người. Tôi chỉ biết có hai người nổi bật nhất là chị Phê và anh Sáu Dân, vì họ là người có mặt thường xuyên. Ai muốn tổ chức cho vui thì mời anh Sáu hay chị Phê cũng được, có thể họ đang sinh hoạt vui chơi ở xóm Lò Rèn, mình đến mời, “dắt” về nhà. Thế là họ thu dọn đến ngay. Có lẽ vì vậy mà cái tên “Bạn Bầu Dắt” rất dân gian ấy đã khai sinh từ lúc nào không biết. Hầu như các vùng lân cận cũng có những gánh hát tương tự. Muốn tổ chức một đêm hát, chủ nhà chỉ cần chuẩn bị một ngọn đèn dầu lớn ở giữa sân, thông thường là đèn vung - là nắp đậy nồi cơm, lật ngửa đổ dầu phụng vào rồi đặt vào đó vài cái tim đèn bằng vải cũ, đốt lên thành đèn; nếu có một cây đèn măng-xông thì quý lắm. Hai chiếc chiếu, một cho diễn viên, một làm sân khấu. Thế là đêm hát bắt đầu! Tiếng cắc rụp cắc, tiếng đờn cò, tiếng trống vang lên là lũ trẻ đến ngay, ngồi xung quanh, người lớn đứng vòng ngoài xem hát. Chẳng ai bảo ai mà những tờ giấy bạc cứ lần lượt ném vào cái rổ hoặc cái nón để ở góc chiếu. Quê tôi có câu nói vần:
Bạn Bầu Dắt, xài bạc cắc/Hát lại hay, ai mời cũng tới
Diễn viên đều là nghiệp dư: Anh Sáu Dân, tay trống nổi tiếng, làm nghề kẹo kéo; chị Hai Phê bán mắm ở chợ; cháu Liên đổi nước chè quế; với một số diễn viên khác đều là nông dân chân lấm tay bùn thật sự. Thế mà họ đoàn kết và hăng hái lắm, “nhất hô bá ứng”. Có ai cần hát giúp vui, chỉ cần báo trước một buổi là kỹ lưỡng rồi, gánh hát sẽ đáp ứng ngay. Tiền thù lao độ năm, bảy ký gạo. Chủ nhà hảo tâm thì khi hát xong có nồi chè hay bát cháo khoai là hậu hĩ lắm, vui lắm!
Tuồng tập khá nhiều, nhất là tuồng cổ, lấy từ những chuyện thơ xưa như Lục Vân Tiên, Thoại Khanh - Châu Tuấn, Phạm Công - Cúc Hoa. Đôi khi họ cũng hát tuồng Tàu như đoạn Quách Thái Thọ nuôi bà Lý Thần Phi trong lò gạch. Vui nhất là tuồng Nghêu - Sò - Ốc - Hến.
Ban nhạc “cây nhà lá vườn” gồm một tay trống, cây đờn cò và một cái sanh. Anh Sáu Dân luôn có mặt, kể cả những đám tang hay tế lễ. Khi lên sân khấu, ngưng tay trống, anh chỉ cầm cái sanh vừa hát vừa nhịp. Thế mà các em nhỏ và các bà thích lắm. Họ ngồi yên lặng, mắt mở tròn, miệng há hốc theo dõi. Không chỉ hò hát mà họ còn hóa trang bằng những nét rất ấn tượng với hai màu đen trắng: vôi và lọ nồi. Chỉ thế là đủ. Chẳng hạn ở tuồng Nghêu - Sò - Ốc - Hến, ông Xã với hai vệt râu, khi thì vểnh lên, khi thì cụp xuống tùy theo ý trong tuồng; Chàng Ngốc với chấm ghèn trắng ở khóe mắt trông thật ngô nghê đến buồn cười; Thị Hến, một nốt ruồi đen thật to ở khóe miệng, làm tăng vẻ chua ngoa. Đạo cụ tượng trưng nhất cho kỹ thuật hóa trang là chiếc khăn và cây gậy. Trùm Sò với chiếc khăn bắt xéo ngạnh trê tạo nên nét mặt vênh váo của kẻ tiểu nhân; Bà Xã với chiếc khăn lỏng lẻo vắt vai đu đưa phất phơ, đầy chất trai lơ của kẻ dựa dẫm vào quyền uy người khác. Đôi khi có vai công chúa thì cũng với chiếc khăn choàng ngay ngắn hai vai. Bà già thì khăn choàng hầu hoặc chiếc khăn nhỏ gút lại ở giữa làm gói trầu. Tượng trưng cho uy quyền và vũ khí là cây gậy. Gậy cầm một đầu là đao, là kiếm; cây gậy vác vai là gánh, là búa...; gậy quay vòng và múa là đánh nhau. Thật sinh động đến ngộ nghĩnh. Mỗi cách hóa trang khơi dậy trí tưởng tượng của người xem, khiến họ hát đến đâu là khán già hiểu đến đó. Đôi khi gặp những tấn tuồng gay cấn, người xem hò hét biểu lộ tình cảm của mình.
Tuồng tích người xem thuộc nằm lòng, xem rồi xem lại đến mấy lượt cũng không chán. Chẳng đêm hát nào giống đêm nào! Đêm nay ở Lò Rèn, ngày mai trước lăng Nam Hải, hoặc ở bến Vạn. Gặp những lái buôn tâm đắc ở Phan Rang, Phan Thiết, Phú Yên, họ cũng mời Bạn Bầu Dắt xuống ghe hát ngay trên mui thuyền. Người xem ngồi trên bờ sông (cừ đá) vừa hóng mát vừa thưởng thức. Thật thú vị.
Có nhiều câu hát trẻ em nghe là thuộc vì cái vui, cái lạ của nó. Chẳng hạn như bài vè đi chợ: Muốn ăn đi xuống/muốn uống đi lên/ Ăn rẻ mặc bền/ xin mời đi chợ... Đi chợ Gò Bồi, mua tôm mua cá/ Đi chợ Đập Đá, mua gạch tổ ong/ Đi chợ Lòng Sông, mua phểnh mua sú/ Đi chợ Gò Củ, mua mì mua lang/ Đi chợ Đại An, mua xoài mua mít/ Chợ nào đông nghịt/ là chợ Gò Chàm/ Thấy rẻ đừng ham/ mà lên Cây Cốc/ Hàng gỗ hàng mộc, trở về Cây Da...
Xem qua một đêm hát, tất cả những nét văn hóa làng thôn được thể hiện rất rõ. Từ cách tổ chức vừa đơn sơ mà vẫn xôm tụ, lỏng lẻo mà rất nhiệt tình. Nhạc công vừa là ca sĩ kiêm cả kép rằn, kép trắng. Một người kiêm rất nhiều vai. Bạn Bầu Dắt ở quê tôi hoạt động khá mạnh, nhịp nhàng và nhiệt tình! Họ xuất phát từ lòng yêu văn nghệ. Họ tự nguyện, không ai ép buộc và cũng chẳng vì đồng tiền. Người xem được ngồi thoải mái, nghe rõ từng lời ca, giọng hát; nhìn rõ từng nét mặt, từng cái láy mắt của diễn viên. Đối với họ - Bạn Bầu Dắt là hiện thân của làng bài chòi Gò Bồi.
Bạn Bầu Dắt với những lời ca, tiếng hát mang đậm chất dân gian còn là nguồn vui của dân chúng, là nguồn hứng thú sáng tác của các cụ ngày xưa. Những bài vè, bài thơ lục bát ấy được Bạn bầu dắt truyền đạt khắp người dân quê. Những ngày kháng chiến, họ luôn sưu tầm những thơ ca mang chủ trương chính sách của Cách mạng đem phổ biến trong quần chúng. Hình ảnh và công việc hô hát của họ ảnh hưởng đến lớp cần lao và trẻ em. Đây đó từng tốp trẻ cũng tự tụ tập, với những chiếc mũ bằng lá, gậy bằng cành tre chúng cũng bi bô tập hát. Những mầm non văn nghệ cũng từ đó mà ra.
Sau ngày giải phóng, theo đà phấn khởi chung cùng với nhịp sống mới, những đám trẻ trước đây giờ đã trưởng thành lại thành đội văn nghệ nghiệp dư của xã. Tuy họ hát tân nhạc phục vụ cuộc sống, sản xuất, nhưng cái mầm mống từ văn nghệ bài chòi vẫn âm ỉ trong tim. Họ luôn sáng tác những vở ca kịch qua làn điệu bài chòi. Đúng là rượu mới trong bình cũ, cổ kính mà ngon. Ảnh hưởng của bài chòi đã phát xuất từ câu nói quàng, nói vần của các bà, các chị mà biến thành ca dao, tục ngữ và cả hồn thơ, chất thơ. Những câu hát mang âm tiết dân gian ấy đã đi vào câu hò trên sông:
Ghe lui còn để dấu giầm
Nẫu về xứ nẫu âm thầm nhớ thương.
Hoặc:
Khoan khoan ớ bạn chèo đò
Ớ anh cầm lái (để cho tôi) dặn dò mấy câu
Câu thương, câu đợi, câu sầu
Câu tình câu nghĩa một bầu nhớ nhung.


N.P.L

Thứ Tư, 5 tháng 8, 2009

Hoài Linh - Người gốc Gò Bồi?

Tiểu Sử Hoài Linh (Hoài Linh)
Hoài Linh sinh ngày 18 tháng 12 năm 1969 tại Cam Ranh trong một gia đình có tất cả 6 người con (ba trai, ba gái) và anh là con thứ ba và là con trai trưởng trong gia đình. Bố mẹ anh quê quán ở Đại Lộc thuộc tỉnh Quảng Nam. Ngoài một người chị cả đã có gia đình còn ở lại Việt Nam, gia đình anh đã sang Mỹ theo diện HO vào năm 1995 vì trước đó ba anh phục vụ trong lực lượng Đặc Biệt với chức vụ đại uý, bị tù cải tạo 6 năm tại Suối Máu (Biên Hòa), cho đến năm 1982 mới được tha về. Mẹ anh điều hành một nhà hộ sinh tư ở Cam Ranh. Hoài Linh sống ở Cam Ranh cho đến năm 1975 mới theo gia đình di tản vào Long Khánh, anh học hết bậc trung học ở trường phổ thông trung học Thống Nhất A (Trảng Bom). Vào năm 1988, gia đình anh trở về Cam Ranh để lo thủ tục xin hoàn lại nhà cửa bị tịch thu, sau đó mới về Sài Gòn vào năm 1992 cho đến ngày được sang Mỹ vào cuối năm 1993. Trong thời gian này Hoài Linh gia nhập đoàn ca múa nhạc Ponaga, sau đó theo học tại trường múa chuyên tu (tu nghiệp chuyên môn) cho đến năm 1990 lại quay về với đoàn múa.
Khi Hoài Linh có ý định theo đoàn múa, gia đình anh đã tỏ ra không hài lòng và tìm cách ngăn cản vì bố mẹ anh muốn anh theo ngành sư phạm, nhưng vì vấn đề lý lịch nên không thành. "Nếu mà làm thấy giáo thì bây giờ mặt cháu đạo mạo lắm chứ không như bây giờ, đạo mạo một chút thôi nhưng mà vẫn quậy!", Hoài Linh nói đùa như vậy. Trong thời gian cộng tác với đoàn muá Ponaga, anh đã lưu diễn khắp các tỉnh miền Trung và một số tỉnh miền Nam. Về múa Hoài Linh được sự chỉ dẫn của vũ sư Đặng Hùng trong khi về dân ca thì anh tự học lấỵ Vào năm 1991, anh tham dự cuộc thi "Những Giọng Hát Hay" tại Nha Trang và được giải thưởng. Anh và bạn bè kéo nhau ra bãi biển uống nước, tại đây anh gặp Thanh Lộc, một diễn viên của ban kịch tỉnh Khánh Hòa mới giải tán và gia nhập đoàn Ponaga, rủ anh phối hợp để làm một cặp song tấu hài diễn chung trong chương trình của đoàn. Hoài Linh vui vẻ nhận lời, hai anh em diễn thử và có kết quả tốt. Rồi từ đó anh chính thức bước vào lãnh vực tấu hài, rất thích hợp với bản tính của anh là người thường hay đùa giỡn trong gia đình ngay từ nhỏ. Tuy nhiên Hoài Linh cho biết vẫn run khi diễn hài lần đầu tiên trước khán giả vì "mình giỡn cho khán giả nó khác, còn giỡn ở nhà nó khác". Nhưng lần tấu hài đầu tiên tại Diên Khánh đó với màn "Tô Ánh Nguyệt Tân Thời" với Thanh Lộc, anh đã được khán giả cổ võ khiến anh lên tinh thần và lấy lại được bình tĩnh và tự tin trong những lần xuất hiện sau. Hoài Linh còn có một năng khiếu đặc biệt khác là nói được nhiều giọng điạ phương Việt Nam. Anh cho biết là khi di tản vào ở Long Khánh đã có dịp nói chuyện với rất nhiều người thuộc đủ các miền cũng như anh có bạn bè người Bắc, Trung, Nam, ngoài ra anh cũng cho biết thêm ông cố anh là người Bình Định (gốc Gò Bồi), có thể nhờ vậy cộng với một năng khiếu sẵn có nên Hoài Linh dễ thu nhập được để bắt chước được giọng của nhiều miền trong khi thường ngày anh nói Đà Nẵng ở gia đình. Ngoài khả năng về múa, hát dân ca, tấu hài, Hoài Linh còn hát được cả tân nhạc. Đối với anh, ngành hài là thích hợp nhất , tuy nhiên phải là loại hài nghiêng về dân gian. Hơn thế nữa anh rất thích dân ca. Anh đã tự soạn một số kịch bản tấu hài để trình diễn và thu CD, những tiết mục này được nhiều khán giả khen ngợi vì tính hài hước lấy bối cảnh là cuộc sống hàng ngày gần gũi.
Khi mới sang Mỹ, Hoài linh và gia đình ở Orlando, Florida khoảng 10 tháng. Ngay sau đó đã được mời điều khiển chương trình trình diễn trong một tiệc cưới tại nhà hàng Sài Gòn để rồi sau đó liên tục được mời cộng tác thường trực tại đây cũng như được mời đi show nhiều nơi. Sau đó vào khoảng tháng 9 năm 1994, một mình Hoài Linh bay về Cali sinh hoạt. Quyết định này đến với anh trong một buổi đi hát ở Tiểu Bang Florida, tại đây anh gặp Thanh Tuyền và Trizzie Phương Trinh và "hai người đó đã xúi cháu qua Cali", ngay ngày hôm sau anh đã từ giã Florida và cùng với bà dì tên Lệ Ẩn - trong thời gian xuống thăm gia đình anh - về ở luôn California cho đến bây giờ. Với sự bảo lãnh của dì, anh được bố mẹ đồng ý cho đến một nơi xa lạ mà anh hoàn toàn chưa hình dung như thế nào mà chỉ nghe nói sơ về sự sinh hoạt văn nghệ mạnh mẽ tại đây.
Ở California, Hoài Linh cư ngụ tại nhà ông cậu thứ 10 ở Los Angeles và 2 tuần sau anh mới có dịp xuống Little Saigon và được Nhật Tùng đưa đến quán cà phê Tao Nhân. Tại quán này anh đã lên tấu hài bài "Truyện Tình Karaoke" và một bài tân nhạc. Khán giả rất thích thú qua những tiếc mục của anh, nhất là chủ quán là ca sĩ Thiên Hương, cũng là người Bình Định. Đêm hôm đó cũng có mặt tay viết kịch bản được nhiều người biết tới hiện nay là Ngô Tấn Triển, nghệ thuật diễn xuất Hoài Linh đã được nhà viết kịch bản này để ý tới và sáng tác nhiều kịch bản cho Hoài Linh diễn sau này. Một tuần sau, anh đã gặp Vân Sơn và được mời cộng tác sau khi Bảo Liêm tách rời từ mấy tháng trước. Hoài Linh đã nhận lời ngay vì "giữa hài với hài nó dễ nẩy sinh tình cảm". Đến tháng 10 năm 1994, cặp Vân Sơn- Hoài Linh chính thức diễn chung với nhau trong chương trình văn nghệ do một chùa tổ chức ở Orange County. Kể từ cuối năm 1995, Hoài Linh cộng tác độc quyền cho Vân Sơn Productions trong những sản phẩm video (kể từ video số 4) và audio, cũng như cùng nhau có mặt tại rất nhiều chương trình đại nhạc hội để trở thành cặp tấu hài được rất nhiều người ưa thích.
Tháng 8 năm 1996, Hoài Linh về VN thăm người yêu là người anh đã quen một thời gian trước khi rời VN. Lúc đó Hoài Linh thường đi hát karaoke tại nhà người yêu là nơi cho mướn karaoke, trong khi người vợ tương lai của anh không hề biết anh chàng ốm tong teo đó là một diễn viên tấu hài. Sau này người yêu của anh mới biết được do những video phổ biến tại Việt Nam và "bà ấy chỉ nói là mắc cưới quá, không khen mà cũng không chê", như lời Hoài Linh kể. Để kỷ niệm cho mối tình của mình, anh đã đặt tựa đề "Tình Karaoke" cho một CD do trung tâm Tú Quỳnh phát hành để "nhớ lại tình xưa". Chuyến về VN đó của anh là để chính thức thành hôn với Thanh Hương và bảo lãnh sang sống chung tại Hoa Kỳ từ tháng 4 năm 1997. Hiện nay hai người cư ngụ tại thành phố Garden Grove (california).
Ngoài việc lưu diễn, thu video hoặc audio, Hoài Linh còn dành nhiều thì giờ cho việc nghiên cứu về dân ca, là một bộ môn anh rất thích. Trong thời gian ở VN, anh trở về Đà Nẵng để xin những nghệ nhân ở đây một số tài liệu dân ca miền Quảng Nam, Đà Nẵng rất có giá trị đưa sang Mỹ, dựa trên đó để sáng tác và coi như là cái vốn truyền lại cho những người đi sau để bảo tồn di sản văn hoá quý báu.
Source: Trường Kỳ, VietMedia

Duyên thơ Gò Bồi

Gò Bồi, ngôi làng ven sông, một thị tứ nhỏ bé mà thơ mộng, đã gắn bó duyên thơ với nhiều nhà thơ. Từ các cụ khoa bảng ngày xưa, đến Đào Tấn, rồi Xuân Diệu, Huy Cận, Hàn Mặc Tử và nhiều tên tuổi khác.


Ai đã một lần về Gò Bồi, hẳn không quên dòng sông hai mùa nước: đục ngọt, mặn trong. Dòng sông xanh, hai bên bờ đầy tre, đêm đêm vang vọng câu hò với nhịp chèo khuya. Âm thanh êm ả và tình tứ, với thanh sắc rất riêng của một vùng sông kề biển. Mời bạn đi thử một đêm đò dọc từ Gò Bồi về Quy Nhơn:

Gò Bồi cách Giã một đêm trăng

Nồm lay ánh bạc sóng ngân mạn thuyền.

Trên bờ sông, cửa nhà san sát, nghiêng bóng soi mình. Cảnh trên biển, dưới thuyền tấp nập buôn bán. Cách chợ vài dặm về phía Tây, cổ tháp Bình Lâm sừng sững giữa thôn xóm đầy tre xanh. Chùa chiền không ít, nhưng trầm tư và lặng lẽ. Cầu tre dài bắc qua sông, gió chiều lồng lộng, tựa vào thành cầu chờ trăng lên, tình thơ thấy nao nao. Sông nước đã lắng vào lòng người và có sức lôi cuốn lạ. Chẳng thế mà nhiều nhà giáo, nhà thơ ngày xưa đã về đây trú ngụ và lập nghiệp, như ông Giáo Cửu, cụ Tú Thọ…

Gò Bồi trên bến dưới thuyền

Nồm đưa khách đến trăng nghiêng soi mời

Gia đình ông Đào Đức Ngạc (thân sinh cụ Đào Tấn) đã ngụ tại Gò Bồi, sau vì hương lý địa phương kỳ thị, nên cụ phải trở về làng Vinh Thạnh. Thấy những bất bình, cụ viết:

Gò Bồi dân chúng đã kêu vang

Hết việc quan gia đến việc làng

Xâu thuế quanh năm lo muốn chết

Mà đêm nằm ngủ cũng không an

(Theo tài liệu của Mạc Như Tòng)

Ngoài cụ Đào, còn rất nhiều nhà khoa bảng lúc bấy giờ, như cụ Huấn Lâm, cụ cử Trang, cụ nghè Bốn, cụ nghè Sáu (cậu ruột nhà thơ Xuân Diệu) và nhiều cụ Tú khác đã sinh trưởng ở Gò Bồi và sáng tác nhiều bài thơ chan chứa tình cảm, mà nay đã thất lạc nhiều.

Gò Bồi không những là thắng cảnh, mà còn là nơi Xuân Diệu chào đời, là nơi chôn nhau cắt rốn, gắn với tuổi thơ ông. Xuân Diệu đã viết nhiều bài thơ về quê ngoại thật nồng nàn, tha thiết:

Quê ngoại là gì, quê ngoại là ai?

Mà tôi xa cách ba chục năm hoài

Bồi hồi sóng nước buâng khuâng gió

Đầm đậm cá chuông thơm thơm khoai

Nhắc đến Xuân Diệu mà quên nhắc Huy Cận quả là một điều thiếu sót vì tình bạn nửa thế kỷ của họ. Gò Bồi đã chào đón ông Huy Cận từ thuở “Lửa thiêng”. Trong bài giới thiệu tập thơ “Gò Bồi quê mẹ”, ông viết:

“Tôi đã về thăm vạn Gò Bồi vài lần cùng anh Xuân Diệu trước Cách mạng tháng Tám, đi đò dọc từ Quy Nhơn.

Tôi đã được bà ngoại cho ăn cơm và bánh quê hương như là cháu của ông… Ôi cuộc đời sao có những tình cảm dằng dặc như vậy nó làm nên sướng vui đau khổ một đời. Bạn tôi mất đi nhưng vạn Gò Bồi còn đó và vì vạn Gò Bồi còn đó nên bạn tôi mãi mãi còn về”.

Ngày khánh thành nhà tưởng niệm Xuân Diệu, Huy Cận say sưa nhắc lại những kỷ niệm của tình bạn và đã vui sướng đón nhận Gò Bồi làm quê hương thứ hai của mình.

Gò Bồi tuy nhỏ bé, nhưng có đến hai bà mẹ của hai nhà thơ lớn đã từng gắn bó nơi đây. Bà Nguyễn Thị Hiệp thân mẫu nhà thơ Xuân Diệu, cô hàng nước mắm một thời “Sắc nước hương trời, kết duyên cùng cụ tú Ngô Xuân Thọ từ Hà Tĩnh vào đây dạy học. Chuyện tình thật đẹp, nhưng cũng đầy nước mắt. Sau khi xa chồng, cụ nương náu nơi nhà ngoại ở Gò Bồi. Mãi đến năm 1954, cụ tập kết ra Bắc ở với Xuân Diệu cho đến ngày qua đời.

Bà Nguyễn Thị Duy (thân mẫu nhà thơ Hàn Mặc Tử) những ngày cuối đời cũng đã âm thầm sống nơi bến Chuông, bên cạnh hồ sen, ven sông Gò Bồi. Ngày nay, mộ bà hiện còn tại thôn Kim Giản, Gò Bồi. Và cũng chính nơi đây, năm 1939 Hàn Mặc Tử đã ẩn náu ở nơi đây để trị bệnh. Anh Lê Hoàn, người hàng xóm, một cựu học sinh Trường Collège Quy Nhơn đã chép được những bài thơ, trong đó có bài “Đây thôn Vĩ Dạ”:

Thuyền ai đậu bến sông trăng đó

Có chở trăng về kịp tối nay

Phải chăng hình ảnh Gò Bồi đã đi vào thơ anh qua hai câu thơ cuối của bài thơ này.

Duyên thơ Gò Bồi không dừng ở các nhà thơ tên tuổi, mà lan tỏa khắp vùng Gò Bồi và đi sâu vào lòng người yêu thơ. Niềm yêu ấy đã thể hiện qua tập thơ “Gò Bồi quê mẹ” xuất bản nhân kỷ niệm 10 năm ngày mất của nhà thơ Xuân Diệu. Trong tập thơ, có hơn 10 tác giả là người Gò Bồi. Họ đã viết với tất cả tấm lòng như lời giới thiệu của nhà thơ Huy Cận: “Tôi không phải là người Gò Bồi mà đọc bài thơ các câu thơ tập hợp trong quyển này tôi bồi hồi xúc động và tôi cảm thấy như mình cũng gắn bó máu thịt vào mảnh đất tình nghĩa này, chắc hẳn vì các bạn viết về Gò Bồi với tất cả cảm tình sâu lắng về quê hương nồng đậm này, nồng đậm không chỉ vì hương vị thơm ngon của nước mắm Gò Bồi nổi tiếng mà trước hết là vì vùng quê trên bến dưới thuyền này quy tụ bao nhiêu nghĩa tình truyền thống…”.

  • Nguyễn Phúc Liêm

Thứ Hai, 29 tháng 6, 2009

Thương nhớ Gò Bồi


Gò Bồi bây giờ là một làng quê nông nghiệp, họat động thương mại dịch vụ chủ yếu gói gọn ở một quãng phố chợ dọc bờ sông Gò Bồi. Mấy ai biết rằng hơn trăm năm trước, bên dòng sông này là vùng cảng thị Gò Bồi sầm uất với những dãy phố tấp nập trên bờ, còn dưới sông là cảnh những thương thuyền chen chúc từ khắp nơi đổ về ...


Theo PTS Đỗ Bang (Đại học Huế) thì vào khoảng thế kỷ 16 –17 trên sông Âm Phù (một đọan của sông Kôn, nhánh chảy từ cầu Tân An về cầu Gò Bồi ngày nay) đã hình thành cảng - thị Nước Mặn, đây chính là trung tâm kinh tế của Phủ Quy Nhơn ngày ấy. Khi đó Nước Mặn đã xuất hịên trên những hải đồ mậu dịch của người Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Hà Lan, được nhiều người mô tả là một đô thị rộng rãi, trù phú xứng đáng là một thành phố (ville) hay một cảng (port). Hành trình hàng hải lúc ấy có lẽ đã đi theo trục: Biển Đông - Vịnh Quy Nhơn – Đầm Thị Nại – ngược sông Gò Bồi lên cảng thị Nước Mặn.

Ngày ấy nếu Hội An (Quảng Nam), Thanh Hà (Thừa Thiên - Huế) là thương cảng quốc tế nổi tiếng thì Nước Mặn lại giữ vai trò quan trọng trong cơ cấu của nền nội thương toàn xứ Đàng Trong và cả một bộ phận không nhỏ kinh tế Đàng Ngòai. Đến thế kỷ 18, phù sa sông Kôn không tải được ra biển đã đọng lại ở dòng sông, đáy sông bị nâng dần lên, tàu thuyền không tiến sâu vào nội địa được và cảng thị Nước Mặn chìm dần vào quên lãng.

Ghe thuyền không lên đến Nước Mặn nhưng nhu cầu hàng hóa vẫn còn, vẫn cần một bến cảng thay thế và Gò Bồi đã hình thành để tiếp nhận luồng thương nghiệp giàu có này. Tuy không còn tầm vóc như Nước Mặn (hầu như không có tàu buôn ngoại quốc vào Gò Bồi) nhưng Gò Bồi vẫn là khu vực mậu dịch nổi tiếng khắp cả nước, và nó tồn tại cho đến quãng đầu những năm 60 của thế kỷ 20 mới chấm dứt.

Trong nhiều thư tịch cổ, Gò Bồi được hình dung như sau: bến sông được xây bằng đá xanh, ghe thuyền cập bến xếp dỡ hàng hóa rất thuận tiện, trên bến có rất nhiều tiệm buôn của người Hoa, người Ấn Độ và cố nhiên là của người Việt. Chợ Gò Bồi vào những ngày chính phiên có rất đông người đến giao dịch, buôn bán, ghe thuyền nhiều tỉnh xa như Bình Thuận, Nghệ An, Hà Tĩnh... cũng về đây ăn hàng. Ông Phan Quán – một cựu dân Gò Bồi kể lại: "Đến quãng những năm 1945-1946 thì Gò Bồi vẫn còn sầm uất lắm, thậm chí quy mô buôn bán giao dịch còn mạnh hơn cả ở Quy Nhơn. Thuyền từ trong Nam Bộ chở ra đây những sản vật miền Nam, ghe bầu của Phan Thiết, Phú Quốc chờ nước bổi, muối ăn ra trao đổi, buôn bán. Dưới bến tàu bè san sát, trên bờ hàng dãy dài tiệm buôn chen chúc cùng những kho vựa hàng hóa. Các hiệu buôn nổi tiếng lúc ấy có: Thạch Thân, Lợi Thêm (tạp hóa), Tú Bốn, Quy Sanh (thuốc Bắc), Văn Long, Tân Việt (buôn bán vàng) ... Ngay từ năm 1959 Gò Bồi đã có hiệu "chớp ảnh" Nhơn Thọ, chủ hiệu sắm được máy phát điện đem về thắp sáng cả một vùng ... ". Bà Huỳnh Thị Đào (Tân Giảng – Phước Hòa) nhớ lại: "Ngày còn trẻ tôi đã chứng kiến cảnh ghe bầu Bình Thuận cỡ lớn dài 20-30 m, đón gió nồm dàn hàng ngang một lần 5-7 chiếc cùng tiến vào cửa sông để ngược lên Gò Bồi. Nên nhớ là cách đây chừng 60-70 năm thuyền buôn hàng trăm tấn còn ngược sông lên đến tận vùng An Thái, Nhơn Khánh kia đấy".

Với vị trí đặc biệt của mình Gò Bồi trở thành trung điểm của các luồng thương mại: Từ Phú Yên ra đến Quảng Ngãi và từ Tây Nguyên xuống đồng bằng miền Trung. Thế rồi dòng sông tiếp tục bị bồi lấp trong khi con người không có nỗ lực nào để khơi dòng, thuyền bè ra vào phải chọn lúc triều cường. Chiến tranh và những biến động của lịch sử sau đó đã khiến Gò Bồi mất đi vị trí của mình. Đến quãng những năm 1960-1964 thì cảnh tấp nập trên bến dưới thuyền san sát của Gò Bồi chỉ còn trong ký ức của khách thương hồ và trong niềm tiếc nuối của thị dân Gò Bồi ...

Gò Bồi hiện nay chỉ còn là trung tâm của một xã Phước Hòa (Tuy Phước). Tuy nhiên do nằm ở vị trí chiến lược trên tuyến kinh tế mạn Đông Tuy Phước, Phù Cát nên trong tương lai khi hệ thống đường ven biển của tỉnh Bình Định hoàn thành, Gò Bồi sẽ có nhiều cơ may để tìm lại vinh quang xưa.

Đông A - Báo Bình Định http://www.baobinhdinh.com.vn/568/2003/4/2869/

Thứ Hai, 22 tháng 6, 2009

Cờ Vua - Luật Chơi

* Cách di chuyển các quân : Hậu, Xe, Tượng, Mã, Chốt. * Hậu di chuyển theo hàng ngang, cột dọc, đường chéo (một hoặc nhiều ô). * Xe di chuyển theo hàng ngang, cột dọc (một hoặc nhiều ô). * Tượng di chuyển theo đường chéo (một hoặc nhiều ô). * Mã di chuyển theo đường chéo Hình chữ nhật 3ôx2ô * Chốt di chuyển về phía trước 1 ô . Khi mới bắt đầu đi, chốt được quyền đi 2ô , nhưng sau đó chỉ đi một ô mà thôi. Chốt không đi ngang, không đi thụt lùi (Hình 2). * Cách di chuyển quân Vua: Vua di chuyển theo hàng ngang, cột dọc, đường chéo (mỗi lần một ô).
* Cách ăn quân : Trên đường di chuyển nếu gặp quân đối phương cản đường thì có thể ăn quân này bằng cách lấy quân đó ra và đặt quân mình vào thế chỗ.

Cờ Vua - Bàn Cờ, Quân Cờ, Ký hiệu

BÀN CỜ, QUÂN CỜ, KÝ HIỆU

1. Bàn cờ: gồm 64 ô vuông bằng nhau xen kẻ hai màu đậm, nhạt.

*Khi thi đấu bàn cờ được đặt giữa hai đấu thủ sao cho ô góc tay trái của đấu thủ là ô màu đen .

*Tám (8) dãy ô theo chiều dọc bàn cờ gọi là “cột dọc”, được kí hiệu là cột”a”, cột”b”, cột”c”, cột”d”, cột”e”, cột”f”, cột”g”, và cột”h”

*Tám (8) dãy ô theo chiều ngang bàn cờ gọi là “hàng ngang”, được kí hiệu tuần tự là hàng 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, và hàng 8 .

*Đường nối các ô cùng màu dính vào nhau ở góc gọi là “đường chéo”. Có 13 đường chéo màu đen và 13 đường chéo màu trắng từ 2 ô như b1-a2, g8-h7 đến 8 ô như a1-h8, h1-a8. Các đường chéo a1-h8 và h1-a8 còn gọi là hai đường chéo lớn.

2.Quân cờ: có tất cả 32 quân cờ. Bắt đầu mỗi đấu thủ được cầm 16 quân màu nhạt (trắng) và 16 quân màu sẫm (đen).

3.Ký hiệu: 16 quân cờ gồm 1 quân Vua viết tắc là V 1 quân Hậu viết tắc là H

TRẮNG 2 quân Xe viết tắc là X

2 quân Tượng viết tắc là T

2 quân Mã viết tắc là M 8 quân Chốt không có viết tắc

1 quân Vua viết tắc là V

1 quân Hậu viết tắc là H

ĐEN 2 quân Xe viết tắc là X

2 quân Tượng viết tắc là T

2 quân Mã viết tắc là M

8 quân Chốt không có viết tắc

* Chốt chỉ ghi ô mà nó đang đứng và ô mà nó sẽ đến ,hoặc ăn quân (không có viết tắc). Ví dụ: Chốt đứng ở vị trí ban đầu là e2 , khi nó đi đến ô e4 thì sẽ ghi là : 1.e2-e4 hoặc 1.e4 . Không phải ghi là 1. Chốt e4

* Cách đọc tên 1 ô cờ : Vì mỗi một ô cờ đều nằm trên cột dọc và hàng ngang nên người ta lấy giao điểm cột - hàng để gọi tên ô cờ đó.

Ví dụ: ô a4 là giao điểm của cột a và hàng 4. ô b5 là giao điểm của cột b và hàng 5. Đường chéo được gọi tên bằng 2 ô ở đầu và cuối như “a1-h8”, “c8-h3” .v.v.

* Trung Tâm và Hai Cánh : Trung tâm là các ô ở giữa bàn cờ . Người ta chia Trung Tâm thành 2 phần: 1. Trung tâm chính gồm 4 ô là: e4-d4-e5-d5 2. Trung tâm mở rộng gồm 12 ô :c3-c4-c5-c6-d6-e6-f6-f5-f4-f3-e3-d3. Thông thường khi nói đến trung tâm là ám chỉ đến trung tâm mở rộng.

* Từ hàng ngang thứ 8 đến hàng ngang thứ 5 là không gian (lãnh thổ) của bên Đen

* Từ hàng ngang thứ 1 đến hàng ngang thứ 4 là không gian (lãnh thổ) bên Trắng .

* Từ cột “a” qua cột “d” gọi là Cánh Hậu

* Từ cột “e” qua cột “h” gọi là Cánh Vua .

* Chốt đứng trước Vua còn gọi là “chốt vua” ví dụ như chốt e2. Tương tự có “chốt hậu”, “chốt xe”, “chốt mã”, “chốt tượng”.

Thứ Bảy, 13 tháng 6, 2009

Cờ Vua

Cờ Tướng thì tôi biết chơi khi chập chững vào mẫu giáo, còn Cờ Vua mãi đến những năm học cấp 2 anh tôi mới mua cho bộ cờ và cuốn sách để tôi tự học (Lúc đó ở vùng thôn quê các trường không dạy môn cờ này và cũng chẳng có mấy ai biết chơi).Ngày đó tôi tự tìm tòi học chơi 1 mình và mãi đến hè mới có dịp đấu với 1 anh cùng làng (anh này lúc đó học ĐH Bách Khoa Đà Nẵng).Vào Đại học tôi cũng không có dịp thử sức môn cờ này.Tôi cũng khá lâu rồi không chơi cờ này, cờ Tướng thì thi thoảng có chơi. Giờ muốn dạy cho con , cháu chơi cờ cho bài bản mà luật thì quên mất, nên có tìm được tài liệu trên http://www.thuvien-ebook.com/forums/showthread.php?t=9539

Thứ Sáu, 5 tháng 6, 2009

Xuân Diệu và quê mẹ

Nhiều người Bình Định nhận xét “Nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ mới”, “ông hoàng thơ tình Việt Nam” có một khuôn mặt rất “nẫu”, tức rất Bình Định, với nét đẹp cao sang mà hồn hậu, tinh quái mà ngây thơ, mơ màng nhưng ngay thực. Chẳng biết Xuân Diệu nghĩ sao nếu nghe nhận xét này của đồng hương, nhưng sinh thơi, trong nhiều bài viết và các buổi nói chuyện, ông thường tâm sự: thiên nhiên, con người, những câu ca dao ở Vạn Gò Bồi, Tùng Giản, Văn Quang, Luật Bình, Kim Trì, ở Bình Định, Quy Nhơn đã làm thành một mảnh rất sâu xa, tinh tế, bền vững trong tâm hồn ông.

Xuân Diệu rất tự hào vì cái gốc “Cha đàng ngoài, mẹ ở đàng trong/Ông đồ nho lấy cô làm nước mắm” của mình và tình cảm đó làm nên một trong những bài thơ mộc nhất, thương nhất, xúc động nhất của ông: Làng xóm cười giọng ông đồ trọ trẹ Nhưng quý ông đồ văn vẻ giỏi giangBà ngoại nói: tôi trọng người chữ nghĩaNên dám gả con cách tỉnh xa đàng Tiếng đàng ngoài tiếng đàng trong quấn quítVào giữa mái tranh, giường chõng cột nhàRứa mô chừ? Cha hỏi điều muốn biếtNgạc nhiên gì mẹ thốt ối chu cha!...

Năm 18 tuổi, Xuân Diệu bắt đầu xa quê để đi học rồi đi làm ở Huế, Hà Nội, Mỹ Tho, và chỉ vài năm sau, giữa tuổi 20, trong tình cảnh “nỗi đời cơ cực giơ nanh vuốt/cơm áo không đùa với khách thơ”, ông trở thành một trong những chủ soái của phong trào thơ Mới, làm bàng hoàng làng thơ VN thời ấy bằng “một y phục tối tân... lẫn với chút hương xưa của đất nước” như phát hiện của nhà phê bình Hoài Thanh. Cái “y phục tối tân” thì có lẽ Xuân Diệu học từ các nhà thơ hiện đại Pháp, còn “chút hương xưa của đất nuớc”, tiếng cây me ríu rít, mùi hương hoa bưởi báo đêm khuya, cái ánh trăng sáng, xa, rộng vô chừng kia thì chắc chắn Xuân Diệu đã mang theo từ đất trời quê mẹ. Tham gia tổng khởi nghĩa ở Hà Nội, lên Việt Bắc kháng chiến rồi về thủ đô khi đất nước bị chia cắt cho đến 1975, Xuân Diệu đã phải xa quê đằng đẵng hơn 30 năm. May mắn cho ông, “nhớ, tìm con, má đi tập kết/đem miền Nam ra ở với con”, người mẹ của vạn Gò Bồi, làng Tùng Giản đã lặn lội đi tập kết, đem con cá, con tôm, mắm muối, tiếng hò giã gạo, tiếng chày nện cối suốt đêm sao của quê hương ra sống cùng ông ở Thủ đô. Tuy vậy, nhà thơ vẫn không nguôi thương nhớ quê hương “Quê má, quê má yêu/ta mang theo sớm chiều/mang theo trong giọng nói/pha Bắc vẫn Nam nhiều” và tha thiết mơ một ngày trở lại “Ôi bao giờ, bao giờ/ Ta tắm vào da thịt/ Con sông nhỏ Gò Bồi. Quy Nhơn về ngụp biển/ Muối đọng ở vành tai”. Niềm thương nhớ quê hương trong những năm xa cách đó, ngoài thổ lộ trong thơ, đã được Xuân Diệu dồn vào bài phê bình nghiên cứu tuyệt hay “Sống với ca dao dân ca miền Nam Trung bộ”, năm 1963. Cho đến nay, đây vẫn là bài viết công phu nhất, toàn diện nhất, sâu sắc và giàu cảm xúc nhất về ca dao dân ca miền Nam Trung bộ và Bình Định, với Xuân Diệu, là “một thứ máu của tổ quốc”. Ở bài viết dài gần trăm trang in này, nhà thơ bồi hồi kể chuyện “tôi với em tôi chen chúc nghe hô bài chòi ngaỳ tết ở chợ lan g Văn Quang. Làng nhỏ, chợ nhỏ, đồng bào rất hiền lành, anh hô bài chòi cũng hiền”, chuyện đêm nằm đò dọc từ Vạn Gò Bồi xuống Giã (Quy Nhơn), nghe “gió nhẹ hiu hiu phần phật trên buồm” và “sóng nhỏ nghìn gợn đập canh cách dưới thân thuyền”, chuyện tục hát giã gạo thật độc đáo ở Vạn Gò Bồi, với những đợt hát kéo dài suốt mấy tháng liền. Trong ký ức Xuân Diệu, dường như mỗi người Bình Định, nhất là phụ nữ, ai cũng có một “pho” ca dao dân ca riêng. Hồi nhỏ là các dì các mợ, bà vú già giữ em ruột ông, bà ngoại ông. Chính nhờ bà ngoại mà ông biết được bài ca dao rất nghịch mà cũng rất buồn này:Sớm mai em xách cái thõng ra đồng Em bắt con cua, em bỏ vô trong cái thõngNó kêu cái rỏng Nó kêu cái rảnhNó kêu chàng ơi!Chàng giờ an phận tốt đôiEm đây lỡ lứa mồ côi một mìnhVà cái ông “Tốc xi măng” ở Quy Nhơn. Cái con người dở khờ, dở dại, đôi mắt lạc trí ấy đã tay đập nhịp lên đùi, miệng hát cho Xuân Diệu và Chế Lan Viên nghe cả một bản trường ca ca dao huê tình rất dài và thật hay. Rồi đến má nhà thơ. Xuân Diệu đi học, ghi chép ca dao dân ca khắp nơi, mà mấy chục năm trời chẳng ngờ má mình cũng là một cái “mỏ” lớn. Mãi đến khi má tập kết ra với ông được 5 năm, tình cờ nói chuyện, ông mới biết má thuộc vô khối ca dao dân ca hay quê mình. Không những thế, bà còn là tác giả của nhiều câu rất đáo để. Ví như câu “Trồng trầu thì phải xẻ mương/làm trai hai vợ phải thương cho đồng”, bà làm là để nhắc khéo chồng phận “lẽ mọn” của mình (Cha Xuân Diệu đã có vợ ở ngoài Bắc, vô Bình Định lại lấy má ông, nên bà phải là vợ “bé”). Hay như câu này: Anh ngồi trong bếp lửa đau cái bụng Em ngồi ngoài cửa nát nửa lá gan Biết thuốc chi mà chữa bệnh chàng Lấy trầm hương cho uống sao chàng vội quên là bà “đặt” để nhớ chuyện chữa khỏi bệnh hay đau bụng của cha ông bằng cách lấy gừng vùi vô bếp rồi cho ông uống. Khi “đặt”, bà thấy nói “gừng” thì không hay nên nói thành “trầm hương” cho hay... Xuân Diệu viết “ca dao dân ca Nam Trung bộ, Bình Định đã ru tôi ngủ và đánh thức tôi dậy với những thương mến bao la của quê hương thứ nhất, nơi má đẻ ra mình”. Nhớ quê, yêu quê, nặng tình quê như thế, nên năm 1976, khi được về thăm quê, niềm vui, hạnh phúc rộn in trong thơ Xuân Diệu “Ba chục năm dư được trở về/quê mừng mình lại đón mừng quê.../Nước không mất nữa, trời xanh thế/Đất hết chia rồi lộng bốn phương”. Đặc biệt cảm động là chuyến trở về với Tuy Phước, với Gò Bồi được Xuân Diệu ghi lại trong bài thơ “Đêm ngủ ở Tuy Phước”: Đêm ngủ ở Tuy Phước để mà không ngủ Những con dế cùng tôi thức suốt năm canh Thức những ngôi sao, thức những bóng cànhĐêm quê hương thương cái hương của đấtNgủ không được bởi gió nồm từ biển lên cứ nhắc:- Trọn mình anh đã nằm giữa lòng tôiKhi má anh sinh raAnh đã thở hơi nước mắm ngon của vạn Gò BồiNên tới già thơ anh còn đậm đà thấm thíaNha thơ Huy Cận, bạn thân nhất của Xuân Diệu, cho biết: càng về cuối đời, tình yêu quê mẹ của Xuân Diệu càng thiết tha, da diết, ông luôn muốn làm nhiều việc để đền đáp nơi sinh thành. Có lẽ vì thế mà công trình nghiên cứu văn học lớn cuối cùng của Xuân Diệu là về danh nhân Đào Tấn, đồng hương Tuy Phước của ông. Còn nhớ đó là khi giới nghiên cứu về Đào Tấn tuy đều đánh giá cao các sáng tạo tuồng bất hủ của cụ nhưng về con người, cuộc đời cụ, thì còn không ít nghi ngại, một số người còn mạt sát cụ thậm tệ về việc làm quan to của triều Nguyễn như một bằng chứng phản bội đất nước. Xuân Diệu nghe được, rất bất bình và quyết định xung trận. Trong hội thảo lần thứ hai về Đào Tấn tại Quy Nhơn năm 1979, Xuân Diệu đã đăng đàn tới hơn hai giờ đồng hồ với tham luận “Đọc thơ và từ của Đào Tấn”. Kiến thức uyên bác, tư liệu phong phú, phân tích tinh tế, lý lẽ sắc sảo, Xuân Diệu đã khắc họa chân dung Đào Tấn không chỉ như một “nhân tài nghệ thuật đặc biệt” mà còn là một nhân cách lớn, một con người hết mực yêu nước thương dân. Bằng một linh cảm thiên tài, chỉ qua lời của Tiết Cương, nhân vật tâm đắc của Đào Tấn, “Thế sự đoản ư xuân mộng/nhân tình bạc tợ thu vân/nghiến rằng cười cười cũng khó khăn/ông lòng chịu chịu càng vui sướng”, Xuân Diệu đã nhận ra việc làm quan của Đào Tấn thực ra là một “chủ động lớn lao của người chấp nhận sự hy sinh và cảm thấy trong việc nằm gai nếm mật của mình niềm vui sướng của sự tự giác tự nguyện”. Những phát hiện sử học sau này đã chứng minh linh cảm của Xuân Diệu là hoàn toàn đúng.

Tham luận đầy thuyết phục của Xuân Diệu đã là một “chiêu tuyết’ tuyệt vời cho những oan ức mà cụ Đào phải gánh chịu gần cả thế kỷ, là đòn quyết định làm câm bặt mọi ý đồ bôi nhọ cụ. Sau này, Xuân Diệu đã dày công phát triển tham luận trên thành một công trình nghiên cứu lớn và những dòng cuối cùng của công trình này được Xuân Diệu viết vào ngay 7/11/1985, chỉ trước khi ông trút hơi thở cuối cùng hơn một tháng (18/12/1985)...

Nguồn: vanvn.net

Thứ Năm, 4 tháng 6, 2009

Cái ăn Bình Định qua những câu ca xưa

Sống trong phong cảnh sơn thủy hữu tình, sông chảy, núi cao, biển dào dạt sóng vỗ, con người Bình Định chẳng dám sánh với người Kinh Đô thanh lịch “ăn Bắc, mặc Kinh”. Nhưng với vốn đặc sản của riêng mình cũng đủ cho người dân ở đây tự hào.
Người Bình Định có biệt tài làm bánh ít lá gai. Ai đã từng thưởng thức bánh ít Bình Định thì khó quên cái dẻo dai, ngon ngọt của nó. Thế mới có câu ca:
“Muốn ăn bánh ít lá gai
Lấy chồng Bình Định cho dài đường đi”
Ngoài bánh ít lá gai còn có bánh ít nhân tôm, bánh ít nhân mè nữa. Mỗi thứ với cách thức chế biến riêng, bằng những kinh nghiệm riêng đã tạo nên cái ngon miệng.
“Muốn ăn bánh ít nhân mè
Lấy chồng Hòa Đại đạp chè thâu đêm
Muốn ăn bánh ít nhân tôm
Lấy chồng Hòa Đại ăn cơm củ mì.”
Chẳng những thế mà trên mảnh đất của người Chàm xưa, còn lại nhiều di tích Chàm, người dân cũng thật thà đặt tên cho một ngọn tháp là tháp Bánh Ít.
“Tháp Bánh Ít đứng sít cầu Bà Di
Sông xanh núi cũng xanh rì
Vào Nam ra Bắc cũng đi đường này.”
Liên quan đến tháp Chàm và đặc sản của Bình Định phải nói đến nem chợ Huyện –Tuy Phước.
“Ai về Tuy Phước ăn nem
Ghé qua Hưng Thạnh mà xem Tháp Chàm.”
Người Bình Định rất có lý khi đặt nem chợ Huyện bên cạnh Tháp Chàm. Điều đó nói rằng: nem chợ Huyện là đặc sản “có cỡ”. Vào quán, gọi món nem chua nhâm nhi chút rượu chờ tiếp món nem nướng để thưởng thức. Và một lần như thế, bạn sẽ không bao giờ quên.
Bình Định có dừa Tam Quan nổi tiếng. Những hàng dừa râm mát, những cô gái ở đây da trắng nõn nà vì không một giọt nắng nào vươn đến. Nhiều cô gái đẹp lạ lùng:
“Tam Quan ít mít nhiều dừa
Nhiều cô gái đẹp mà chưa có chồng.”
Và các cô cũng đa tình không kém, dám chấp nhận cả cho tình yêu:
“Tam Quan ngọt nước dừa xiêm
Cha từ, mẹ bỏ vẫn tìm theo anh.”
Dừa cho nhiều sản phẩm. Và những thi tứ cũng khởi nguồn từ đây:
“Cạo dừa, đạp cám cho nhanh
Ép dầu mà chải tóc anh, tóc nàng.”
Bình Định cạnh biển Đông, có đầm Thị Nại, cá tôm phong phú. Câu ca vùng này đã nói:
“Cá nục gai bằng hai ca nục vọng
Vợ chồng nghĩa trọng
Nhơn nghĩa tình thâm
Xa nhau muôn dặm cũng tầm
Gặp nhau hớn hở tay cầm lời trao.”
Nghề làm nước mắm cũng theo đó mà phát triển. Tuy không như nước mắm Phú Quốc, Phan Thiết...nhưng nước mắm Vạn Gò Bồi cũng mặn mà không kém:
“Gò Bồi có nước mắm thơm
Ai đi cũng nhớ cá tôm Gò Bồi.”
“Nước mắm Gò Bồi, trã nồi An Thái”, đó chính là hai đặc sản mà nhân dân so sánh với nhau. Chính nước mắm Gò Bồi đã làm nên cái duyên mặn mà, kết nguyền tình nghĩa của các đôi nam nữ:
“Ai về dưới Vạn Gò Bồi
Bán mắm, bán cá lần hồi thăm em.”
Xuân Diệu khi hồi tưởng nhớ về quê ngoại không thể nào quên được:
“Ôi, tôi mang sẵn cất sâu thay
Từ lúc má tôi đẻ tôi ra ở Vạn Gò Bồi làm nước mắm
Một hạt muối trong tim dể mặn với tất cả những gì đằm thắm...”
Tình nghĩa người miền ngược với người miền xuôi càng thêm thắt chặt qua những sản phẩm của biển cả, đầm hồ này:
“Ai về nhắn với nậu nguồn
Măng le gửi xuống, cá chuồn gửi lên.”
Đó là những cái ăn, dẫu không bằng “ăn Bắc, mặc Kinh” nhưng cũng lắm điều thú vị, phong phú mà ở đây không thể kể ra hết.
Nếu ở Hoài Nhơn có dừa Tam Quan thì đi vào Phù Mỹ lại có nhiều thứ khác. Đó là chè tươi:
“Anh về Phù Mỹ nhắn nhe
Nhắn chị bán chè sao vậy chẳng lên?
Anh về dưới vạn thăm nhà
Ghé vô em gởi lạng trà Ô Long.”
Đó là tôm, tép:
“Rủ nhau mua tép Trà Ô
Sẵn bờ cát trắng phơi khô đem về...”
Đến Tuy Phước, bạn chẳng những thưởng thức nem chợ Huyện, nước mắm Vạn Gò Bồi, mà cả dưa Luật Lễ nữa chứ:
“Muốn về Luật Lễ ăn dưa
Sợ e nước lớn đò đưa không đều.”
Thật là vô vàn. Vì thế mà ca dao Bình Định đã khuyên:
“Muốn ăn đi xuống
Muốn uống đi lên
Dạo khắp bốn bên
Chợ Thành, chợ Giã
Chợ Dinh bán chả
Chợ Huyện bán nem...”
Quả thật là thế. Núi rừng Tây Sơn cũng có sản vật ngon để khoe với các vùng khác. Chẳng hạn, chà viên là thức trái cây ngon lành ở đây:
“Quảng Nam nổi tiếng bòn bon
Chà viên Bình Định vừa ngon, vừa lành
Chín muồi da vẫn tươi xanh
Mùi thơm cơm nếp, vị thanh đường phèn.”
Và nhất là bắp nếp chín vàng của vùng đất này làm bồi hồi những ai đi xa.
“Ta về ta nhớ Bến Giang
Nhớ soi bắp nếp chín vàng bên sông.”
Quê hương Bình Định lắm sản vật, bốn mùa hoa quả, cây trái ngọt lành, trù phú vật chất nên con người Bình Định xưa cũng phong phú về tinh thần. Và đất lành chim đậu...

Trích từ Amthuc.com

Mắm Vạn Gò Bồi

Bình Định cạnh biển Đông, có đầm Thị Nại, cá tôm phong phú. Câu ca vùng này đã nói: “Cá nục gai bằng hai nục vọng/ Vợ chồng nghĩa trọng nhơn nghĩa tình thâm/ Xa nhau muôn dặm cũng tầm/ Gặp nhau hớn hở tay cầm lời trao”.

Nghề làm nước mắm cũng theo đó mà phát triển. Tuy không như nước mắm Phú Quốc, Phan Thiết...nhưng nước mắm Vạn Gò Bồi cũng mặn mà không kém: “Gò Bồi có nước mắm thơm/ Ai đi cũng nhớ cá tôm Gò Bồi.” “Nước mắm Gò Bồi, trã nồi An Thái”, đó chính là hai đặc sản mà nhân dân so sánh với nhau. Chính nước mắm Gò Bồi đã làm nên cái duyên mặn mà, kết nguyền tình nghĩa của các đôi nam nữ: “Ai về dưới Vạn Gò Bồi/ Bán mắm, bán cá lần hồi thăm em”.

Xuân Diệu khi hồi tưởng nhớ về quê ngoại không thể nào quên được: “Ôi, tôi mang sẵn cất sâu thay/ Từ lúc má tôi đẻ tôi ra ở Vạn Gò Bồi làm nước mắm/ Một hạt muối trong tim dể mặn với tất cả những gì đằm thắm...” Tình nghĩa người miền ngược với người miền xuôi càng thêm thắt chặt qua những sản phẩm của biển cả, đầm hồ này: “Ai về nhắn với nậu nguồn/ Măng le gửi xuống, cá chuồn gửi lên.” Đó là những cái ăn, dẫu không bằng “ăn Bắc, mặc Kinh” nhưng cũng lắm điều thú vị, phong phú mà ở đây không thể kể ra hết.

Hai bà mẹ của hai nhà thơ lớn ở đất Gò Bồi

Có lẽ là một câu chuyện hiếm có, ở tiểu thị trấn Gò Bồi (huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định) này có đến hai bà mẹ từng gắn bó bao công lao và máu thịt với làng quê nhỏ bé và đầy thơ mộng, cùng hai nhà thơ lớn Xuân Diệu và Hàn Mạc Tử. Nơi đây trải qua tuổi thơ của Xuân Diệu và cũng là nơi Hàn Mặc Tử đã sống những ngày đau thương cùng mẹ.

  • Thân mẫu nhà thơ Xuân Diệu

Bà Nguyễn Thị Hiệp.

Tiểu thị trấn Gò Bồi nằm dọc theo dòng sông Gò Bồi, một chi nhánh thuộc dòng Hà Thanh. Gò Bồi thời xưa đẹp và sầm uất đã để lại bao nhiêu hình ảnh với khách thơ:

Mai chiều lưới gõ đều tay nhịp
Sớm tối thuyền câu thoảng giọng hò.

Chiều dài dãy phố không dài lắm, chừng một cây số, nhà cửa san sát: nhà lầu, nhà ngói, nhà tranh chen nhau soi mình trong bóng nước khiến Gò Bồi nên thơ.

Vào những đêm trăng – trăng soi bóng xuống nước, nước gợn sóng lăn tăn, mặt sông như dát vàng, bóng những con thuyền in xuống dòng sông khiến dòng sông trở nên lung linh huyền ảo. Phải chăng đất thơ đã sinh ra nhà thơ? Nhà thơ tình Xuân Diệu đó. Có lẽ cũng từ những chất thơ của miền đất nhỏ này đã thấm vào hồn Xuân Diệu khiến ông trở thành nhà thơ tình nổi tiếng chăng?

Cuộc tình của thân mẫu nhà thơ Xuân Diệu cũng đầy thơ mà cũng nhiều nước mắt. Mối tình bắt đầu từ một buổi chiều có một người khách lạ ăn mặc toàn màu đen bước lên bến chợ Gò Bồi. Ông Tú, người đàn ông đó, ngơ ngác nhìn quanh có ý dò hỏi tìm người quen và nơi ở trọ để mở trường dạy học. Có lẽ trời xui đất khiến cho bà Nguyễn Thị Hiệp (thân mẫu nhà thơ Xuân Diệu) gặp ông.

Cuộc gặp gỡ ngẫu nhiên và tình cờ này khiến cho họ quen nhau. Bà Hiệp dang dở một đời chồng trở về quê sống với mẹ. Bao nhiêu đau khổ bị dồn nén, bỗng nhiên bà gặp ông đồ nho xa nhà mưu sinh, họ gặp nhau và quen nhau nhanh chóng.

Rồi nơi xóm Than bên kia sông là nơi ông đồ dạy học và cũng là nơi những đêm trăng với những cuộc hát hò giã gạo. Họ gặp nhau, ông đồ làm cố vấn cho bên nam, bày những câu hát đáp lại mà bên nữ lại là bà Hiệp. Những câu hò qua, đáp lại khiến họ càng gần gũi và say mê nhau hơn.

Những câu hát tình tứ tương tự, cứ dần dần gắn bó đôi trai tài gái sắc. Họ say mê nhau và trở nên vợ chồng.

Xuân Diệu là đứa con đầu lòng chào đời sống nơi quê ngoại.

Sau đó mấy năm thì bà vợ nhà từ đất Nghệ vào, cuộc tình tan vỡ, Xuân Diệu về ở với cha dạy học ở Collège. Thân mẫu nhà thơ Xuân Diệu ở lại Gò Bồi với mẹ, nỗi buồn thương đã khiến bà càng đau khổ.

Ngoài nỗi đau lìa chồng, bà còn chịu nỗi xót xa vì xa con. Thế mà bà vẫn chịu đựng chờ đợi, hàng tháng bà lại đi thăm con một lần ở Quy Nhơn. Mãi đến khi Xuân Diệu thành tài, nỗi đau thương dường như giảm đi ít nhiều khi hàng năm Xuân Diệu lại về thăm mẹ vào dịp giỗ ông ngoại.

Tiếp đến là những ngày kháng chiến gian khổ, Xuân Diệu ra Bắc, bà Hiệp ở lại miền Nam theo kháng chiến. Năm 1954 bà tập kết ra Bắc sống với Xuân Diệu. Cuộc hội ngộ sau mười năm xa cách đã đền bù phần nào nỗi buồn mấy mươi năm xa con, được gần con, chăm sóc cho con thật là hạnh phúc.

Thời gian sống với Xuân Diệu ở miền Bắc quả là những ngày hạnh phúc nhất. Bà từ giã cõi đời vào cuối năm 1969 và đến năm 1980 cụ được con trai là Xuân Sanh đem hài cốt về quê.

  • Bà Nguyễn Thị Duy - Mẹ Hàn Mặc Tử

Thân mẫu của nhà thơ Hàn Mặc Tử tuy không được sinh ra ở Gò Bồi nhưng đã gắn bó với Gò Bồi từ năm 1938 – 1939 cho đến cuối đời và thân xác bà còn gởi lại nơi đây.

Khi các con đã lớn, Hàn Mặc Tử và anh chị em đều có cuộc sống riêng, từ sau năm 1945, những ngày Hàn Mặc Tử vào Nam theo đuổi sự nghiệp văn chương Hàn thương nhớ mẹ lắm. Hàn có bài thơ “Giang hồ nhớ mẹ”, bài thơ được nhắc đến trong quyển “Tìm chân dung Hàn Mặc Tử của Phạm Xuân Tuyển”. Rất tiếc bài thơ không còn mặc dù chúng tôi tìm nhiều tài liệu nhưng chưa phát hiện ra.

Bà Nguyễn Thị Duy

Được biết, bà Nguyễn Thị Duy đã tìm về trú ngụ tại đầu thôn Tùng Giản, tức là Gò Bồi, một xóm quê hẻo lánh. Bà ở nhà ông Câu Bảy, một viên chức trong họ đạo công giáo.

Ông Câu Bảy khá giàu, nhà ngói lớn kiểu mới, trước nhà có một ao sen, trước ao sen là dòng sông Gò Bồi, dòng sông về phía thượng lưu tuy hơi nhỏ nhưng rất đẹp. Từ nhà bước ra sông là bến Chuông, cái làng ven sông này tĩnh lặng và toàn là người theo đạo Thiên Chúa. Để mưu sinh, thân mẫu nhà thơ Hàn Mặc Tử làm nghề buôn bán đồ cổ.

Năm 1939, khi Hàn Mặc Tử phát hiện ra mình có bệnh phong (bệnh hủi), được tin ở Gò Bồi có một ông thầy thuốc nam chuyên trị bệnh này, thế là Hàn cũng về trú ngụ với mẹ để chữa bệnh.

Thời ấy bệnh phong là một trong bốn trọng bệnh: “phong, lao, cổ, lại”. Bệnh phong được xếp hàng đầu vì sự lây lan, thành kiến ấy khiến Hàn về ở đây nhưng ít khi xuất hiện, nhiều khi trốn chui nơi túp lều về phía cuối vườn nhà. Người chăm sóc cho Hàn không ngoài ai ra, đó chính là mẹ. Bà đã ngày ngày cơm cháo thuốc thang cho Hàn. Sự hy sinh vô bờ bến ấy chỉ có những người trong gia đình mới biết. Bệnh ngày càng nặng, Hàn Mặc Tử trở lại Quy Hòa và mất.

Thân mẫu Hàn Mặc Tử vẫn tiếp tục ở lại Gò Bồi, ngày ngày ra bến Chuông, nhìn về phía Quy Nhơn để tưởng nhớ đến người con bất hạnh. Bà sống cuộc đời âm thầm. Mãi đến năm 1949 – 1950, nhà thơ họa sĩ Phạm Hổ đã về đây mở lớp hội họa, chúng tôi theo học và thường gặp nhau tại nhà ông Câu Bảy để thưởng thức trà sen và bàn luận về văn chương, hội họa. Mỗi lần hội họp chúng tôi được bà cho uống trà sen. Bà thường ngồi bên cạnh về phía xa, lắng tai nghe, mỗi lần nhắc đến Hàn Mặc Tử là đôi mắt bà sáng lên vui sướng.

Trà sen được ướp ngay tại chỗ, trà được bỏ vào lòng hoa lấy dây túm miệng lại. Mỗi lần pha trà thì bơi sõng ra hồ, cắt cả hoa lẫn trà về pha. Trà thơm hương sen thoang thoảng, khiến đêm đêm bàn luận văn chương thêm lãng mạn. Thời kháng chiến mà chơi như thế là quá lắm nên anh em thường rỉ tai nhau giữ kín việc thưởng thức trà sen như một khuyết điểm.

Bà mất năm 1951 trong âm thầm, chúng tôi cũng không hay biết gì nên cũng chẳng đến thăm viếng hay đốt một nén hương. Mãi về sau này, sau năm 1958 – 1959, chúng tôi mới có dịp nhắc đến Hàn và nhắc đến bà. Nấm mồ nhỏ nhắn của bà được xây bên kia bờ sông, hướng mộ quay về bến Chuông như một nỗi niềm luyến tiếc

NGUYỄN PHÚC LIÊM

Gò Bồi trong ký ức Xuân Diệu

Là một nhà thơ, Xuân Diệu ghi lại ký ức của mình theo kiểu viết "lịch sử trái tim", và bức tranh Gò Bồi của những năm đầu thế kỷ hiện về với khung cảnh, những con người, những số phận trong cái nhìn thấm đẫm tình cảm của ông.

Nét quê

Đây, "Con sông làng Tùng Giản, ngày hai lần lên xuống theo nước thủy triều, ghe xuồng vào tuốt trong chợ Đình, nhà cửa bằng tre lá đơn sơ nằm trên một cù lao, bao quanh là nước xà hai dát cát bồi lên thành gò, nên người ta gọi là Gò Bồi". Còn đây, "Mặt tiền Gò Bồi ngó ra sông ghe thuyền san sát, nhà ngói chằng chịt cao thấp không đều… những chiếc ghe bầu to lớn từ xa đến cất nước mắm hoặc trao đổi các đặc sản địa phương cho các chủ vựa, như lu, khạp, mật ong, chiếu bông của Quảng Nam, đường phổi, đường thẻ nổi tiếng của Quảng Ngãi hoặc lãnh, lụa Ngân Sơn của Phú Yên".

Trong ký ức của ông, Gò Bồi có nem chả ngon nổi tiếng, nước mắm cũng nổi tiếng vì đượm, vì ngon, có loại mắm bà ngoại ông để đến mười tám năm, nếm một lần cứ muốn nếm hoài, nếm mãi. Và những cơn lụt hồ thủy, từ bờ sông nước trong xanh như mặt hồ, nhẹ nhàng bò vào sân và dừng lại bậc tam cấp gạch, rồi tràn vô nhà, lách tách vỗ vào vách mang theo những lá khô, rác rều và củi mục. Làng Tùng Giản, Vạn Gò Bồi ngày ấy có trường hát cải lương, hát bội, có tiệm thuốc phiện, có quán nước, sòng bạc…

Mô tả khá chi tiết của Xuân Diệu cho ta hình dung về Gò Bồi ngày ấy có diện mạo của một thị tứ sầm uất ven sông và đặc biệt thương mại đường biển phát triển. Đó là khung cảnh, là cái bên ngoài, "nhưng bên trong những gia đình, cuộc đời của mỗi người có những gay cấn khổ đau mà chắc tuổi nhỏ của tôi nào có thông hiểu được". Vâng! Xuân Diệu để lòng mình ghi lại những số phận, những con người cụ thể mà cuộc sống gắn chặt với quê hương, với hoàn cảnh xã hội lúc đó. Ông có một bạn Cúc tóc phủ tai, da xanh khô, mắt sâu hõm, nằm trên chiếc võng ngắn cũn rách bươm, ruồi bay quanh từng đàn, đói đã mấy ngày không có cơm ăn. Trong ký ức của ông còn có một ông Túc phu trường, vợ chết sớm, con đi học mà không áo mặc, bữa cơm khoai chỉ có đĩa muối ớt. Và nữa, một chị Phương đẹp, có chút ít chữ nghĩa, muốn đi học tiếp mà không được, không chịu nổi ông bố nghiêm khắc, mẹ ghẻ ác nghiệt, trốn nhà bỏ theo đoàn cải lương. Chị bị cha bắt về, đánh một trận nhừ tử, cạo trọc đầu rồi đuổi đi, cuối cùng chị thay ông Thiệt già yếu, chống đò bên sông qua ngày. Còn chị Nho Văn thì sống nhờ, ăn cơm thừa, đằng đẵng chờ chồng vào Nam kiếm việc làm vì quê nhà hạn hán, mất mùa, chờ mãi mà chồng vẫn cứ biệt tăm. Và còn nhiều lắm những má Năm nhân hậu, những cậu Nhứt, chú Cự… trong nghèo khổ, tối tăm nhưng "tình yêu thương giữa bà con, cô bác trong vùng đượm tình gia đình, máu thịt". Đó chính là tình người, là bản sắc "trọng tình" của người dân của một vùng cư dân nông nghiệp, là cái để mà cộng đồng tồn tại qua những thăng trầm của số phận, của lịch sử.

Đọc Hồi ký của Xuân Diệu về Gò Bồi, được trải nghiệm từ những suy nghĩ và cảm xúc của ông về nơi chôn rau, cắt rốn của mình, tôi có được cái cảm giác lịch sử từ những gì ông ghi lại cho đời sau. Ông viết: "… tôi thấy mặt người dưới thời Pháp thuộc rất buồn; mặt người nào như cũng có cái gì uất ức, bố tôi cũng thế, chú tôi cũng thế". Đó là cảm giác về những thân phận nô lệ ngay trên quê hương mình. Và nếu ta làm một phép so sánh, những gì mà ta có hôm nay thật quá đỗi lớn lao.

. Ngô Hồng Sơn

Chả Cuốn Gò Bồi

Tục ngữ ta có câu: "Muốn ăn đi xuống, muốn uống đi lên". Thật vậy, càng đi gần về phía biển, thực phẩm càng dồi dào. Gò Bồi (Tuy Phước) có cái duyên may đó. Nào tôm, nào cá, lươn, lịch. Mùa nào thức ấy và sung mãn nhất là vào tháng 2, tháng 3 âm lịch. Khiến một tác giả đã viết:

Gò Bồi tiếp biển một dòng sông
Tôm cá tươi màu thuận gió đông
Cá thu sắp dãy người chen chúc
Xuôi ngược thuyền ghe nước mấy dòng.


Theo thủy triều tôm bạc, tôm rằn, tôm đất đã làm thực phẩm của làng tôi thêm phong phú. Từ con tôm, cái cá, người ta đã chế biến đủ món: chả tôm, chạo tôm, tôm chua, tôm nướng, nhưng ngon nhất vẫn là chả.

Chả tôm làm từ tôm rằn. Tôm phải thật tươi, màu ngả về sắc đỏ. Cứ một miếng chả là nửa con tôm được gia vị với hành tiêu, nước mắm và một ít mỡ sa. Phải là mỡ sa thì chả mới đủ béo. Bánh tráng thật mỏng cắt thành miếng nhỏ cuốn tôm kẹp thành gấp trông như những bánh pháo. Một trã than hồng vừa đủ nóng. Cô hàng chả sắp những kẹp chả, trở qua lật lại thế nào chả đủ chín mà không cháy. Vừa nướng vừa thoa mỡ khiến chả chín mà không khô. Nếu bạn muốn ăn độc vị thì chả gắp cũng đã ngon lắm rồi.

Nếu bạn muốn thưởng thức thật đầy đủ cái hương vị của chả cuốn Gò Bồi thì bạn chờ một tí nữa cô hàng chả sẽ nướng thêm một xâu nem tươi. Nem tươi được làm bằng thịt nạc vai hay thịt đùi lợn cỏ (lợn nhỏ con) thì nem mới ngon và giòn. Thịt được quết liên tục trong cối đá, gia vị một ít muối và tiêu, vùng với những sợi da heo cắt nhỏ như bún để nem vừa dai lại vừa giòn.

Nhìn bàn tay thoăn thoắt nhẹ nhàng của cô hàng cuốn chả cũng thấy vui. Bánh tráng mỏng được xoa nước trải nằm trên mâm gỗ thật láng và sạch. Nào chả gắp nem tươi được thái thành thỏi bằng ngón tay út sắp nhanh trên lớp rau sống xanh, nhiều nhất vẫn là rau răm, rồi khế vừa chín vàng, tiếp theo là dưa leo. Chả được cuốn thành cuốn bằng cườm tay trẻ em. Bây giờ đã sẵn sàng. Mời bạn hãy thưởng thức và xin mách với bạn rằng: Chả cuốn Gò Bồi phải được chấm với nước mắm nhỉ chứ không pha chanh đường đâu nhé. Vì vậy mà chả cuốn Gò Bồi có một hương vị riêng không lẫn vào đâu được.

Cắn một miếng đầu tiên là vị mặn của nước mắm nhưng trong khoảnh khắc cái mặn đã tan còn lại dư vị nơi cổ họng tiếp đó mới thật sự là mùi vị của chả. Bạn được nghe cái vị ngọt lừ lừ của tôm rằn, vị béo nhè nhẹ của mỡ sa, vị ngọt ngây ngây của nem. Bạn tiếp tục nhai thì cái chua ngót ngót của khế, cái giòn giòn của dưa leo và cái sực sực của da heo. Chả không là hỗn hợp mà tập hợp của nhiều mùi vị vừa riêng lại vừa chung. Bao nhiêu vị đó đã làm nước bọt bạn tiết ra trôi nhanh vào bao tử đang đòi hỏi của bạn.

Chả vừa miệng nên người dân quê tôi ít dùng rượu để kích thích cái ngon ăn. Ăn chả vào ban đêm mới tuyệt. Tuy không cầu kỳ, nhưng thật đúng lúc. Đi xem hát hay đi chơi khuya về đi ngang hàng chả, bạn không thể không dừng chân. Nói theo lối quê tôi là "cầm lòng không đậu" vì cái mùi thơm vừa quen thuộc vừa hấp dẫn đến lạ kỳ mà bạn đã nghe từ xa. Cái mùi vừa rộng vừa ngây. Cái thơm của tôm thịt hòa với mùi mỡ nướng. Một chút vị đăng đắng của mỡ cháy, mùi nước mắm ngon trộn tương ớt tạo nên một mùi vị quê hương khiến dân làng tôi nghiện chả cuốn Gò Bồi là thế. Không phải chỉ bọn con trai như bọn tôi nghiện đâu mà các cô cũng thế. Cho nên khi có chồng xa lúc về thăm nhà đều không quên món chả. Câu cao dao vừa vui vừa dí dỏm đã nói lên điều đó:

Lấy chồng xa em nhớ ba nhớ má
Nhớ chả Gò Bồi nhớ quá nên mải về thăm.

Chả ngon có tiếng là chả cô Mười Út, chả bà Hoài truyền đến ngày nay cho con cháu. Chả Gò Bồi là thế đó. Mời bạn về thăm quê tôi và nhớ ăn một bữa chả. Về Gò Bồi mà không ăn chả coi như bạn chưa đến Gò Bồi đấy.
http://www.bacbaphi.com.vn/entertainment/archive/index.php/t-167242.html